Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM CHO CHÚA JÊSUS
VIET NAM YOUNG GENERATION FOR JESUS

Share | 
 

 Khan Hiếm Người Samari Nhơn Lành

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Joshua_Cường

Joshua_Cường

Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 20
Tuổi / Age : 34
Đến từ / From : Hà Tĩnh † Việt Nam
nghề nghiệp / Job : Student Of Bible School
Sở Thích : Đọc Sách

Khan Hiếm Người Samari Nhơn Lành Empty
Bài gửiTiêu đề: Khan Hiếm Người Samari Nhơn Lành   Khan Hiếm Người Samari Nhơn Lành I_icon_minitimeSun Oct 03, 2010 8:44 am

Khan Hiếm Người Samari Nhơn Lành Canvas Bạn Thân Mến! Theo báo New York Time số ra ngày 11 tháng 5, 2010 do phóng viên Tina Susman thuật lại chuyện một thanh niên tên là Hugo Alfredo, 31 tuổi, gốc Guatemala nằm chết bên lề đường quận Queens, thuộc thành phố New York. Máy ghi hình tự động trên đường phố cho thấy trong vòng 90 phút, một người đàn ông đã hành hung một người phụ nữ. Hugo Alfredo nhảy vào can thiệp liền bị người đàn ông dùng dao đâm vào ngực và Hugo đã gục xuống trước cổng một cư xá.

Câu chuyện được cả thế giới biết đến và bàn tán trong những ngày qua không phải là chuyện gã đàn ông và người phụ nữ kia là ai, tại sao họ cãi lộn, nhưng là chuyện vì sao Hugo Alfredo nằm gục xuống ở bên đường hơn 90 phút mà không một ai gọi cho cảnh sát và cứu thương. Theo máy ghi hình thì có người đứng lại nhìn rồi bỏ đi, có người lấy điện thoại cầm tay ra chụp hình rồi bỏ đi, có người đến vỗ nhẹ vào vai Hugo Alfredo rồi bỏ đi, có người lật ngửa anh lên, nhìn thấy vết thương nhưng rồi cũng bỏ đi. 90 phút sau khi xe cứu thương đến thì Hugo Alfredo đã chết. Người nước ngoài tự hỏi tại sao ở thành phố New York, nơi có một hệ thống kiểm soát an toàn đường phố chu đáo nhất, một việc như vậy có thể xảy ra. Và vụ Hugo Alfredo làm người ta nhớ đến vụ cô Kitty Genovese vào năm 1964, bị hiếp dâm và bị đâm chết ngay trên đường phố của quận Queens. Cô kêu cứu và nhiều người nghe thấy nhưng không ai can thiệp và gọi cảnh sát giúp. Vụ này thật sôi nổi khiến một số nhà tâm lý các đại học đã mở nhiều cuộc nghiên cứu tìm hiểu vì sao con người New York có thể vô cảm như vậy. Thời đại nào cũng hiếm thấy những Người Samari nhân lành, thời đại nào cũng có những con người vô cảm, ngay cả trong thời đại của Chúa Jesus cũng xuất hiện sự hiếm có này.

Chuyện xảy ra cho Hugo Alfredo giống như câu chuyện Chúa Jesus kể về ngụ ngôn Người Samari nhân lành cho một thầy dạy luật trong Luca 10:30-36 như sau: “ Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, lâm vào tay bọn cướp. Chúng lột hết áo quần và đánh đập, rồi bỏ đi, để người dỡ sống dỡ chết. Nhằm lúc ấy, một vị tế lễ đi xuống đường đó, thấy nạn nhân, thì đi tránh qua bên kia đường. Tương tự như thế, một người Lê vi đến nơi, thấy vậy, cũng tránh qua bên kia đường. Nhưng một nguời Samari đi đường, đến gần thấy nạn nhân, động lòng thương xót…”

Chúa đã, đang và tiếp tục nhìn thấu suốt qua tấm lòng vô cảm của con người và Ngài biết chắc chắn nó sẽ xảy ra trong mọi thời đại, cho nên Chúa đã dùng câu chuyện nguời Samari nhân lành để dạy dỗ và nhắc nhở cho hậu thế về cách xử thế với người bị nạn. Chúa mong muốn con người nên đối xử với nhau như Người Samari nhân lành có lòng thương xót và quan tâm đến những nỗi đau và hoạn nạn của người khác. Nhưng tiếc thay câu chuyện vô cảm của con người lại tiếp tục tái diễn và xảy ra trên đuờng phố New York.

Câu chuyện ngụ ngôn Người Samari nhân lành cho chúng ta 2 bài học sau:
1. Ngụ ngôn Người Samari nhân lành là câu chuyện Chúa Jesus kể cho thầy dạy luật với mục đích bày tỏ Ngài chính là hình ảnh của Người Samari nhân lành, luôn có lòng thương xót và cảm thông đối với con người bị nạn, bị Satan cướp bóc, hãm hại, đọa đày và Ngài đến để băng bó, để săn sóc, chữa lành vết thương và quan tâm đến những nỗi đau của con người.

2. Bài học thứ 2 trong câu chuyện này là những thái độ và hành động của những con người mà Chúa đã kể ra và Chúa muốn chúng ta có thái độ và hành động đúng đắn đối với người bị nạn:

- Thái độ thứ 1 đối với thầy dạy luật: người bị nạn chỉ là một vấn đề để thảo luận với Chúa Jesus.
- Thái độ thứ 2 đối với kẻ cướp: người bị nạn là đối tượng để được xử dụng và là một kỳ công của kẻ cướp
- Thái độ thứ 3 đối với thầy tế lễ và thầy Lê vi: người bị nạn như là một nan đề cần phải nên tránh
- Thái độ thứ 4 đối với người tại quán trọ: người bị nạn như là một khách hàng được phục vụ để lấy tiền công
- Thái độ thứ 5 đối với Người Samari nhân lành: người bị nạn là một con người đáng được thương xót, giúp đỡ, cũng như săn sóc và quan tâm.
Bạn muốn có thái độ và hành động nào trong 5 thái độ của những người như trên? Tùy bạn, tùy sự chọn lựa của bạn mà Chúa sẽ phán với bạn trong ngày cuối cùng rằng: “Hỡi những người được phước của Cha Ta, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã được sắm sẵn cho các con từ khi sang tạo thế giới. Vì khi Ta đói, các con cho Ta ăn; Ta khát, các con cho Ta uống; Khi Ta là khách lạ, các con đến thăm Ta. Ta trần truồng, các con mặc cho Ta… Hỡi những kẻ rủa sả, hãy lui ra khỏi Ta mà vào lửa đời đời..vì Ta đói, các người không cho Ta ăn; Ta khát các ngươi không cho Ta uống. Ta là khách lạ, các ngươi không tiếp đãi; Ta trần truồng không mặc cho; Ta đau ốm, tù đày các ngươi không thăm viếng.” …” (Mathiơ 25:34-43, Bản Dịch Mới)

Để kết thúc cho bài viết sáng nay, xin gửi đến bạn câu chuyện như sau: “Có một con cái Chúa nhìn thấy những người vô gia cư (homeless) đang sống khổ sở vì cơn đói và cơn lạnh ở dưới gầm cầu Brooklyn, bắc ngang con sông ở thành phố New York và thành phố Brooklyn (lại thành phố New York) bèn cầu nguyện với Chúa rằng:
- Lạy Chúa! Chúa có thấy những con người vô gia cư kia không? Họ đang khốn khổ, họ cần sự giúp đỡ của Chúa. Xin Chúa hãy làm một điều gì đó cho họ.
- Ta đã làm rồi! Con chưa biết đó thôi.
- Chúa đã làm gì cho họ? Con vẫn thấy họ khốn khổ mỗi ngày.
- Ta đã tạo dựng nên con và kêu gọi con giúp đỡ họ nhưng con đã bịt tai, không lắng nghe và không muốn làm theo ý muốn của Ta đó thôi.

Ước mong không một ai trong chúng ta là những người mang danh Chúa lại có thái độ vô cảm và hành động như những người trong câu chuyện của Người Samari nhân lành và cũng không phải là những người chỉ biết cầu nguyện khi nhìn thấy sự đau khổ của người khác, nhưng có một hành động thiết thực để không còn hiếm có những Người Samari nhân lành trong thời đại của chúng ta. Muốn thật hết lòng.


Trích: Sự Hiếm Có Người Samari Nhân Lành





















Chữ ký của Joshua_Cường
Về Đầu Trang Go down
 

Khan Hiếm Người Samari Nhơn Lành

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: -‘๑’- Góc Học Tập-‘๑’- :: -‘๑’- Soup Tâm Linh -‘๑’--
Chuyển đến